fbpx

Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Đăng kí

Nên chọn gỗ gì để thiết kế nội thất?

Về cơ bản, gỗ trong thiết kế nội thất bao gồm hai loại: Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, theo xu hướng những năm gần đây, gỗ công nghiệp được ưa chuộng hơn do giá thành hợp lý và chất lượng tốt đảm bảo nhu cầu sử dụng. Vì vậy, trong bài viết này, Home&Home sẽ giúp các bạn tìm hiểu kĩ hơn về chất liệu này.

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp tạo nên từ vụn gỗ phối trộn với keo và hóa chất sau đó được gia công ép lại thành tấm. Thông thường, dựa trên hàm lượng gỗ mà gỗ công nghiệp sẽ được chia thành các nhóm khác nhau. Nhóm nào có hàm lượng gỗ càng cao độ bền càng tốt, hạn chế tối thiểu sự co dãn cong vênh và mục nát, mối mọt.

Thiết kế nội thất gỗ công nghiệp tạo nên từ vụn gỗ phối trộn với keo và hóa chất sau đó được gia công ép lại thành tấm

Các nhóm gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất

Gỗ công nghiệp bao gồm hai phần là lõi và phủ bề mặt. Lõi là cốt gỗ bên trong và phủ bề mặt được sử dụng để bao phủ bên ngoài nâng cao thẩm mỹ và bảo vệ cốt gỗ bên trong. Theo mức giá thành và độ bền tăng dần, lõi gỗ công nghiệp thường sử dụng để thiết kế nội thất bao gồm 3 nhóm chính: PB, MDF, HDF và phủ bề mặt là : Melamine, Laminate, Acrylic cũng tương ứng mức giá tăng dần.

Gỗ công nghiệp bao gồm hai phần lõi và phủ bề mặt. Phần lõi thường không được nhìn thấy và chỉ phủ bề mặt bên ngoài tạo nên tính thẩm mỹ

Melamine và Laminate đều có bản chất là giấy phim in màu, tạo họa tiết hoa văn nhưng Laminate bền hơn, chống xước tốt hơn nhờ cấu thành từ nhiều lớp giấy phim hơn Melamine. Còn với Acrylic, có bản chất là nhựa, dù chất liệu này dễ xước hơn Laminate nhưng lại sở hữu độ bắt sáng, phản chiếu hình ảnh tốt mang đến cảm giác rộng rãi, thông thoáng cho căn hộ nên đây vẫn là rất được yêu thích hiện nay.

Nên sử dụng gỗ công nghiệp như thế nào?

Không phải khách hàng nào cũng dư giả tài chính để chọn lõi gỗ MDF chống ẩm cho thiết kế nội thất căn hộ của mình. Vì vậy, tùy theo mức độ sử dụng Home&Home có một vài gợi ý dành cho bạn để tối ưu chi phí nhất.

Bếp là khu vực thường xuyên sử dụng, va chạm và tiếp xúc ngoại cảnh nhiều nhất, đặc biệt là nước. Vì vậy, bạn nên chọn lõi gỗ MDF chống ẩm cho toàn bộ tủ bếp. Tuy nhiên, phủ bề mặt có thể tiết kiệm hơn với lựa chọn Melamine cho hộc tủ và cánh tủ bếp trên và Laminate cho tủ bếp dưới. Với các sản phẩm nội thất khác trong nhà, vị trí đặt thường là nơi khô ráo, lời khuyên là bạn nên chọn PB phủ Melamine nhằm tiết kiệm chi phí nhất nhưng vẫn đảm bảo độ bền sản phẩm.

Với đồ nội thất không phải tủ bếp nên chọn PB phủ Melamine để tiết kiệm chi phí hơn

Tin mới nhất